Những cuộn phim nhựa từng là chuẩn mực của nền điện ảnh từ thuở sơ khai, gắn bó sâu sắc với thời kỳ vàng son đất nước. Tuy nhiên, hiện nay một số tác phẩm này không được quan tâm, bảo quản đúng mức khiến những di sản này bị hỏng hóc, rất khó khăn để phục chế. NSND Lan Hương, NSND Minh Châu ôn lại thời gian khó quay phim nhựa.
Điện ảnh làdi sản
NSND Nguyễn Hữu Tuấn, NSND Minh Châu,NSND Lan Hương và nhiều đạo diễn, nhà làm phim dự đối thoạiĐiện ảnh là di sản, rồi sao?được tổ chức tại Hà Nội, tối 27/7.
Các diễn giả tập trung bàn thảo vềđiện ảnh Việt, nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị củadi sản điện ảnh , góp phần bảo tồn di sản điện ảnh trong thời đại mới.
Các chuyên gia, nhà làm phim khẳng định quan điểm điện ảnh là di sản. Nhà quay phim, NSND Nguyễn Hữu Tuấn cho biết hơn 40 năm làm nghề của ông trở nên ý nghĩa hơn nhờ hành trình làmphim nhựa vất vả.
Ông chỉ ra những hạn chế của phim nhựa như phim dễ bị mốc, độ nhạy cao, chỉ cần một sai sót nhỏ làhỏng , đặc biệt là công đoạn bảo quản ngặt nghèo.
Nhà quay phim, NSND Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ về quá trình sản xuất phim nhựa.
Tuy nhiên ông lại thích làm phim nhựa: “Tôi thích phim nhựa hơn phim kỹ thuật số. Quay phim nhựa có nhiều khó khăn, nhưng nếu chúng tôi không vất vả, cuộc sống lại trở nên không thú vị. Bởi có lao động, có vất vả thì ý tưởng hay mới nảy sinh. Đó mới là lao động nghệ thuật”.
NSND Minh Châu xúc động khi chia sẻ: "Có rất nhiều giai đoạn để làm ra một cuốn phim. Mỗi đợt quay xong, cả đoàn phim phải ngồi chờ mang về Hà Nội tráng rồi căng thẳng chờ đợi liệu phim có bị hỏng hay không. Vì vậy, chúng cần được coi như những món đồ vô giá mà tất cả cần có trách nhiệm bảo vệ".
NSND Minh Châu chia sẻ những kỷ niệm thời làm phim nhựa.
NSND Lan Hương chung cảm xúc và khẳng định những ngày tháng làm phim không chỉ còn là kỷ niệm mà nó là ký ức trong trái tim, khối óc.
“Trở về Sam Sao là bộ phim đầu tiên tôi tiếp cận điện ảnh. Tôi nhớ mãi việc phải học thoại và được đạo diễn hướng dẫn cặn kẽ, chi tiết và cùng tôi tập luyện để diễn chính xác rồi mới bấm máy. Hồi đó, để quay được một cảnh phim phải quay từ sáng đến chiều mới xong. Để có những cảnh quay từ trên cao xuống, người quay phim thậm chí phải trèo lên cây", NSND Lan Hương tâm sự.
Nhan sắc hoa hậu Vũ Thị Hoa sau gần nửa tháng đăng quangĐỌC NGAY
Việc chờ đợi in tráng phim là ký ức không thể nào quên. Một tuần chờ đợi rồi cả đoàn vui sướng vỡ òa khi ít cảnh hỏng. “Nhữnggiá trị lịch sử được ghi lại trong từng thước phim. Nếu không có những thước phim ấy, thế hệ trẻ không thể hiểu về lịch sử, cuộc sống thời xưa như thế nào”, NSND Lan Hương nhấn mạnh.
TS. Vũ Thị Minh Hương (Phó Chủ tịch Ủy ban Ký ức thế giớiUNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương) nhấn mạnh điện ảnh là di sản. “Những cuốn phim đó còn toát lên đời sống lịch sử Việt Nam giai đoạn đó với bối cảnh nhà cửa, âm nhạc, âm thanh, lời thoại… Nếu chúng ta giữ được phim điện ảnh, đó là tư liệu cực kỳ quý trong nghiên cứu lịch sử, dân tộc”, TS. Vũ Thị Minh Hương nhận định.
Chưa bảo tồn đúng mức
TS. Vũ Thị Minh Hương chỉ ra thực tế, từ năm 2006 đến nay Việt Nam chưa có cuốn phim điện ảnh nào chính thức được ghi danh. Hiện nay UNESCO đã ghi danh 10 di sản tư liệu của Việt Nam. Bà cho rằng việc thành công đưa vào một chương mới về di sản tư liệu trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được thông qua sẽ mang đến nhiều cơ hội để ghi danh, công nhận di sản điện ảnh.
Theo khoản 3 Điều 51Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) , tất cả nội dung thông tin được chứa đựng trên vật mang tin là phim nhựa, phim động trên vật mang tin dạng số… đều là tiềm năng của di sản tư liệu.
Khi Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được thông qua sẽ có những nghị định quy định chi tiết cho toàn bộ cơ sở hiện nay đang quản lý các tư liệu chứa đựng thông tin bất kỳ trên vật thể nào, chất liệu nào mà có thểxây dựng hồ sơ để trình lên Ủy ban quốc gia”, TS. Vũ Thị Minh Hương cho biết.
TS. Vũ Thị Minh Hương nhận định Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được thông qua sẽ mang đến nhiều cơ hội để ghi danh, công nhận điện ảnh là di sản.
Các diễn giả, nhà làm phim đồng tình rằng di sản tư liệu trong đó có phim nhựa cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, những người làm văn hóa trong việc bảo tồn vàphục chế các cuộn phim thời kỳ đầu.
Đạo diễn, NSƯT Bùi Trung Hải cho biết ông ngạc nhiên về sự thay đổi của nền điện ảnh nước nhà. Ông dường như không thấy sự tồn tại của phim nhựa ở Việt Nam. Thực trạng này hoàn toàn khác với Mỹ.
“Tỷ lệ phim nhựa ở Mỹ không quá cao nhưng phần lớn các phim quay bằng phim nhựa đều được đề cử ở các giải thưởng lớn. Trong hạng mục đề cử phim xuất sắc nhất tại giải Oscar 2020, phim nhựa chiếm tới 52%. Ở liên hoan phim Cannes 2024 có 9 phim đạt giải được quay bằng phim nhựa, trong đó có giải thưởng cao nhất là giải Cành cọ Vàng”, NSƯT Bùi Trung Hải nêu.
Trong những phim lọt vào vòng đề cử giải thưởng Oscar năm 2020 có đến 52% phim quay bằng phim nhựa.
NSND Lan Hương chỉ ra thực trạng đáng buồn là nhiều cuốn phim thuộc thời kỳ vàng của điện ảnh Việt đã bị hỏng.
“Tôi không làm nhiều phim điện ảnh nhưng khi được tham gia cùng những người làm phim chuyên nghiệp ở các thế hệ đi trước, để có 1 mét phim là không đơn giản. Vì vậy, điện ảnh là di sản và cần bảo tồn, đừng để những cuộn phim của hãng phim truyện Việt Nam bị hỏng, mai một đi. Đó làtội ác ”, NSND Lan Hương nêu.
Với NSND Minh Châu đó không chỉ là một thước phim, mà là nước mắt, máu, công lao của cả đoàn phim. Bà nhấn mạnh những thước phim đó là vô giá, là di sản mà tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo tồn.
Trước đó, hàng trăm cuốn phim của Hãng phim truyện Việt Nam bị hỏng, bị mốc do không bảo quản đúng cách khiến nhiều nghệ sĩ điện ảnh xót xa. Những cuốn phim này đại diện cho quá khứ vàng son, thời kỳ huy hoàng của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.
3 nữ Đại tá là NSND đình đám của showbiz Việt: Tỏa sáng và đầy khí chất